Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân tộc Mường lại ngồi quây quần, ấm cúng bên vò rượu thơm nồng. Một loại rượu cần nổi tiếng được làm từ hương vị của núi rừng bát ngát hòa quyện với vị hương độc đáo của gạo nếp nương thơm lừng. Văn hóa uống rượu cần của người Mường cũng bắt đầu từ đó. Đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mường đã làm nên một vị rượu rất riêng, một men say nồng nàn, mê hoặc – rượu cần Mai Châu!
Độc đáo văn hóa uống rượu cần.
Nếu như các loại thức uống khác dùng cốc, ly hay chén để đựng thì với văn hóa uống rượu cần, người uống dùng trực tiếp cần cắm thẳng vào chum rượu. Cần rượu thường được bảo quản bằng việc hơ qua lửa rồi gác lên gác bếp. Khi sử dụng người dân mang xuống lau rửa sạch và cắm vào vò rượu.
Bà con lấy nước suối hoặc mạch nước ngầm tại địa phương làm nước tiếp và chum rượu cần. Nhờ nguồn nước tinh khiết này mà rượu cần của người Mường luôn có vị rất riêng biệt. Gáo múc nước uống rượu của gia đình thường làm bằng tre, còn các gia đình quý tộc, quan lang dùng sừng trâu dùi lỗ để rót nước vào vò. Gáo và sừng trâu còn là đơn vị tính lượng uống cho mỗi người để cho cuộc vui được nhiệt tình và công bằng với mọi thành viên tham gia.
tinh thần của đồng bào Mường, vào các dịp lễ hội, ngày tết, hoặc gia đình có việc (kể cả việc hiếu, hỉ) bao giờ cũng có bình rượu cần. Uống rượu không cần có đồ nhậu và thường uống sau bữa ăn.
Vò rượu được đặt ở vị trí trung tâm nhất, trước khi uống phải tiến hành những nghi lễ thủ tục rất phức tạp, xin các hồn ma, tổ tiên, thần thánh về uống trước chứng giám cho lòng thành con cháu và sau đó người sống mới được uống. Khi uống họ liên tục mời nhau bằng những câu vè, kể nghe tích truyện sử thi cổ, câu hát đối,…
Cách làm rượu cần như thế nào?
Nguyên liệu chính sử dụng để làm rượu là gạo. Trước khi cho gạo vào nấu thì người dân tộc Mường đem gạo đi ngâm qua đêm. Sau đó, học trọn gạo này với chính vỏ trấu của gạo, sau đó đun hỗn hợp này sôi lên rồi để nguội.
Khi cơm rượu còn âm ấm,ta giã men nhỏ (men làm từ vỏ cây, củ, lá cây rừng được ủ từ trước) trộn đều với cơm, ủ vào thúng có lót lá ráy (tiếng Mường gọi là hứng rượu). Mùa hè ủ khoảng 24 giờ, mùa đông ủ lâu hơn, rượu lên men thơm (tiếng Mường gọi là dậy rượu) thì cho vào hũ sành nén hơi chặt.
Trên lớp cái rượu đậy hai, ba lớp lá chuối xanh sau khi hơ lửa cho mềm, trên miệng hũ bịt bằng lá chuối. Ngoài cùng trát một lớp tro ướt thật kín, ủ rượu trong hũ càng lâu càng tốt. Rượu ngâm khoảng 3 ngày trở lên là có thể uống được. Tuy vậy, để đạt chất lượng tốt nhất, người ta thường ủ đến 6 tháng.
Những vò rượu quý thường được ủ lên tới trên 3 năm. Những vò rượu này được chủ nhà giữ lại dùng cho những dịp đặc biệt như lên nhà mới hay dựng vợ gả chồng cho con cái.
Văn hóa uống rượu cần giúp thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người dân sau những ngày làm việc mệt mỏi. Cạnh chum rượu cần, người ta kể cho nhau nghe về biết bao nhiêu là chuyện lạ về núi rừng Mai Châu. Hiện nay đặc sản rượu cần hàng hóa là hàng hóa được du khách và người tiêu dùng ưa chuộng mỗi khi có dịp ghé qua vùng Mai Châu này!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết của noinaupho.vn, hãy thường xuyên theo dõi trang web để cập nhật những thông tin mới nhất về các sản phẩm Viễn Đông cung cấp bạn nhé.
>>Tự làm bánh trung thu kim sa – nhân trứng muối tan chảy thơm ngon
————————————————————————————————————
Xem thêm: nồi nấu rượu, nồi nấu rượu bằng điện, nồi nấu rượu mini, nồi hơi nấu rượu, máy nấu rượu, lò nấu rượu, nồi nấu rượu điện, nồi nấu rượu công nghiệp, nồi nấu rượu gạo, lò nấu rượu bằng điện